Welcome text

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Sự năng động trong ngành tổ chức sự kiện


Tuy là một nghề khá mới mẻ tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng đi cùng nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Nhu cầu tổ chức những sự kiện khác nhau như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành, các cuộc thi lớn (thi tiếng hát truyền hình, hội thao), hội thảo, triển lãm… gia tăng càng cho thấy vai trò quan trọng của nghề tổ chức sự kiện đối với các tổ chức, doanh nghiệp.

Vậy, tổ chức sự kiện là gì và thế nào được xem là một chuyên viên tổ chức sự kiện giỏi?


Tổ chức sự kiện (event) góp phần "đánh bóng" cho thương hiệu và sản phẩm của một công ty thông qua những sự kiện. Ví dụ khi Nokia tung ra một sản phẩm điện thoại di động đời mới, công ty này sẽ tổ chức một sự kiện công phu, mời các khách hàng thân thiết và tiềm năng cùng báo giới đến tham gia sự kiện quan trọng này. Thông qua sự kiện, Nokia thông báo đến khách hàng và báo giới về sản phẩm mới và đồng thời (điều này quan trọng hơn) đánh bóng thương hiệu của Nokia, làm cho khách hàng nhớ và tiêu thụ sản phẩm mới này. Đây còn là cơ hội để doanh nghiệp gặp gỡ, trao đổi và giao lưu với bạn hàng, đối tác, các cơ quan truyền thông, cơ quan công quyền, giúp thúc đẩy thông tin hai chiều và tăng cường quan hệ có lợi cho doanh nghiệp...

Tố chất của chuyên viên tổ chức sự kiện

Các chuyên gia ví von người tổ chức sự kiện như một "nghệ nhân ghép hình". "Tỉ mỉ, cẩn trọng đến từng tiểu tiết, sau đó mới đến ý tưởng..." là phác họa ngắn gọn kỹ năng cần có của một chuyên viên tổ chức sự kiện (Event Specialist).

Công việc tổ chức sự kiện như một bức tranh của trò chơi ghép hình và người chơi chỉ thành công khi ghép hoàn chỉnh bức tranh đó bằng hàng trăm, hàng ngàn mẩu nhỏ chi tiết. Đẳng cấp của mỗi công ty thể hiện ở chính sự hoàn hảo trong từng tiểu tiết ở mỗi event họ tổ chức.

Người tổ chức sự kiện giỏi chắc chắn không thể thiếu những tố chất như: óc tổ chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê. Nghề tổ chức sự kiện là nghề đòi hỏi người thực hiện cực kỳ bền sức và chịu được áp lực cao. Họ còn phải biết cách xoay xở và ứng phó trong mọi tình huống. Ít người biết rằng từ khi bắt đầu sự kiện cho đến khi kết thúc, người tổ chức sự kiện dù có bề ngoài trầm tĩnh thế nào chăng nữa nhưng đầu óc họ đang “căng ra” để dự trù và xử lý bất kỳ “sự cố không mời mà đến nào”. Và chỉ khi sự kiện kết thúc, người tổ chức sự kiện mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Vui buồn hậu trường của nghề tổ chức sự kiện

Nghề tổ chức sự kiện mang đến niềm vui vô bờ khi sự kiện thành công và cả sự “lên ruột” khi sự cố không mời mà đến. Ví dụ, đó là trường hợp khi các nhân vật chính của sự kiện đến trễ vì lý do nào đó, như khi ca sĩ chính mắc chạy “sô” đến trễ, khiến cho nhà tổ chức “lên ruột”. Khi đó, người tổ chức sự kiện cần linh hoạt thay đổi chương trình cho phù hợp, để không phải lệ thuộc vào người đến trễ. Và trong một số trường hợp các MC tài năng như Thanh Bạch sẽ là những người có thể “cứu được bàn thua trông thấy” khi họ có khả năng biểu diễn tuyệt hay trong khoảng ngắn thời gian chờ đợi các nhân vật “đinh” đến muộn này.

Hiện nay nhân sự tốt cho lĩnh vực tổ chức sự kiện còn chưa nhiều. Đối với các sự kiện lớn hoặc quan trọng, khách hàng thường tin tưởng giao phó cho các công ty chuyên nghiệp có kinh nghiệm tổ chức. Tại Việt Nam hiện nay chưa hề có trường lớp đào tạo bài bản, chính quy cho nghề tổ chức sự kiện mà người làm nghề này chủ yếu chỉ học từ những thành bại của mỗi sự kiện và từ chính yêu cầu của khách hàng.

Hoàng Gia Event - Công ty tổ chức sự kiện tại Hà Nội, cho thuê thảm trải sàn, cho thuê sân khấu. Nếu quý khách có nhu cầu tổ chức sự kiện, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi để hưởng chất lượng dịch vụ tốt nhất!

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Trang trí bàn tiệc cưới

Bàn đón tiếp, hay còn gọi là bàn gallery, được đặt ở nơi đón khách, trước cửa sảnh tiệc cưới. Trên chiếc bàn nhỏ xinh, uyên ương chuẩn bị sẵn nhiều phụ kiện trang trí để trang trí, thu hút sự chú ý của khách mời. Thường bàn đón tiếp sẽ gồm các chi tiết sau:
- Thùng đựng tiền mừng: Hiện nay có nhiều loại thùng tiền được cách điệu với hình ảnh cách điệu từ bánh cưới, ngôi nhà, thùng thư...
- Album ảnh cưới
- Khung ảnh lồng những bức ảnh nổi bật của cô dâu chú rể.
- Bình hoa: Tùy theo sắc màu chủ đạo của đám cưới và kinh tế mà uyên ương chọn hoa tươi, hoa lụa hay các loại hoa khác nhau, ton sur ton với toàn bộ không gian đám cưới.
- Nến lung linh: Đám cưới mùa đông thường không thể thiếu ánh nến ấm áp. Nếu khu vực đón tiếp của đám cưới không có đèn chiếu riêng thì việc sử dụng nến thắp sáng là giải pháp hợp lý để thu hút sự chú ý của khách mời vào bàn gallery.
- Các phụ kiện trang trí khác: Cô dâu chú rể có thể đặt trên bàn các loại phụ kiện đáng yêu như thú bông, chữ cái tên cô dâu chú rể...
Hoàng Gia Event sẽ giới thiệu một số mẫu bàn đón tiếp lãng mạn ở tiệc cưới để các uyên ương tham khảo cho hôn lễ của mình.
1. Bàn đón tiếp màu hồng ngọt ngào
Đám cưới màu hồng sẽ không thể thiếu một bàn đón tiếp phủ toàn gam màu lãng mạn. Điểm nổi bật nhất trên bàn là hai chữ cái viết tắt trong tên của cô dâu chú rể. Đây là cách ghi dấu ấn cá nhân đậm nét mà wedding planner sử dụng để làm nổi bật phong cách của uyên ương. Chuyên gia tổ chức đám cưới cũng sử dụng màu hồng với nhiều sắc độ từ khăn trải bàn, hoa, chi tiết trang trí khiến khu vực đón tiếp không nhàm chán.

2. Bàn gallery ánh kim phù hợp phong cách sang trọng
Mùa cuối năm, màu vàng ánh kim được dự đoán là gam màu hot vì sắc màu này phù hợp với không khí tiệc tùng và thời tiết mùa lạnh. Màu vàng ánh kim khi kết hợp với các chi tiết màu hồng nhạt sẽ làm không gian đám cưới sang trọng mà vẫn trẻ trung, hiện đại.
Trang trí bàn tiệc cưới 1

Trang trí bàn tiệc cưới 2

3. Bàn đón tiếp cá tính với hai màu xanh và hồng đối lập
Sử dụng sắc màu đối lập trong trang trí bàn đón tiếp là cách thú vị để gây ấn tượng cho đám cưới. Tông màu xanh đậm và hồng nóng khi kết hợp với nhau sẽ tạo thành tổng thể bắt mắt, nổi bật.
Trang trí bàn tiệc cưới 3

Trang trí bàn tiệc cưới 4

Trang trí bàn tiệc cưới 5

4. Sắc màu đỏ rực rỡ trên bàn đón tiếp
Màu đỏ luôn là gam màu cổ điển, không bao giờ lỗi mốt trong trang trí đám cưới. Với tiệc mang chủ đề nốt nhạc và nghệ thuật, wedding planner đã chọn hình ảnh những nốt nhạc màu đỏ - đen đan xen trang trí cho bàn đón tiếp. Trên nền khăn trải bàn trắng in hoa là những chi tiết trang trí màu đỏ rực rỡ.
Trang trí bàn tiệc cưới 6

Trang trí bàn tiệc cưới 7

5. Sắc màu hồng và xanh nhạt pha trộn trên bàn gallery
Không rực rỡ và nổi bật như màu xanh đậm và hồng nóng, hai sắc độ xanh nhạt - hồng nhạt lại tạo ra một sự hài hòa dịu dàng cho bàn đón tiếp. Trên bàn cũng không thể thiếu những bức ảnh cưới lãng mạn của cô dâu chú rể và những bông hoa màu hồng nhạt đáng yêu.
Trang trí bàn tiệc cưới 8

Trang trí bàn tiệc cưới 9

Trang trí bàn tiệc cưới 10

Trang trí bàn tiệc cưới 11

Trang trí bàn tiệc cưới 12

6. Khu vực đón tiếp như một quán cafe nhỏ
Wedding planner thiết kế cả một khu vực đón tiếp với nhiều phụ kiện trang trí để làm nổi bật chủ đề của đám cưới là: Cafe tình yêu. Góc đón khách sẽ như một quán cafe nhỏ xinh xắn, tạo sự gần gũi, độc đáo và gây ấn tượng với khách mời.
Trang trí bàn tiệc cưới 13

Trang trí bàn tiệc cưới 14









Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Giúp bé tổ chức tiệc giáng sinh

Trẻ em rất mong chờ mỗi dịp Giáng sinh. Bố mẹ có thể hỗ trợ cho con mình với cách giúp bé tổ chức tiệc Giáng sinh sau đây nhé:

Giúp bé tổ chức tiệc giáng sinh


Thiệp mời dự tiệc

Hướng dẫn bé trổ tài làm thiệp mời dự tiệc Giáng sinh cho các bạn và viết tay lời mời, có tên riêng của mỗi bạn.

Chủ đề tiệc Giáng sinh

Không phải mọi buổi tiệc Giáng sinh đều cần một chủ đề vì bản thân Giáng sinh đã đủ để tạo nên một chủ đề rồi. Tuy nhiên, bạn cũng nên để bé quyết định và lên kế hoạch. Nếu bé muốn chủ đề là "tuyết" hay "rừng" thì sau đó có thể nói cho bé biết cần những gì để tổ chức bữa tiệc Giáng sinh như thế.

Trang trí tiệc Giáng sinh

Dùng những đồ trang trí tự làm cho bữa tiệc. Để bé thỏa sức sáng tạo những đồ trang trí đơn giản. Bạn cũng cần giúp bé trang trí để tránh tai nạn đáng tiếc.

Trang phục cho bữa tiệc Giáng sinh

 Để bé tự chọn trang phục Giáng sinh cho mình từ quần áo và phụ kiện có sẵn hay khâu và đính thêm tùy thích. Chẳng hạn một một chieecsvays công chúa tuyết có thể đi cùng một chiếc khăn quàng cổ màu trắng.

Thực đơn cho bữa tiệc

 Bạn cần gợi ý cho bé quyết định xem nên có các món ăn gì trong bữa tiệc vì bạn sẽ là người nấu. Bé có thể giúp mẹ nấu các món ăn cho bữa tiệc Giáng sinh.

Trò chơi trong bữa tiệc

Để bé quyết định nên chơi trò gì trong bữa tiệc Giáng sinh. Cho các bé chuẩn bị và bạn có thể làm trọng tài để tránh tránh cãi. Đi vòng qanh các bé khi trò chơi đang diễn ra và giải thích luật chơi, đảm bảo cuộc vui đúng luật và thật vui vẻ.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Tổ chức sinh nhật cho bé

Sinh nhật là một trong những ngày rất đặc biệt đối với mỗi chúng ta và càng đặc biệt hơn dưới con mắt của các bé. Những chiếc bánh kem lung linh ánh nến, những món quà và một bữa tiệc sinh nhật đông vui hẳn là điều trẻ mong đợi hơn bao giờ hết. Vậy cha mẹ sẽ đau đầu hơn trong việc tổ chức tiệc sinh nhật cho bé, làm sao để có được một bữa tiệc hoàn hảo và trọn vẹn niềm vui. Dưới đây là một số bước để tổ chức tiệc sinh nhật cho bé mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc:
Tổ chức sinh nhật cho bé

Chọn một chủ đề cho bữa tiệc gắn với bé

chúng có thể muốn có một nhân vật nào đó trong hoạt hình, trong truyện mà trẻ yêu thích có thể là siêu nhân, một bên cướp biển, hoàng tử, công chúa cổ tích, vv. Viết ra tất cả những ý tưởng của con bạn trên một tờ giấy, từ các chủ đề để trang trí, do đó bạn sẽ không quên chúng.

Lên kế hoạch cụ thể

Có một số câu hỏi bạn sẽ phải giải quyết: Khi nào thì bữa tiệc sẽ được tổ chức? Nó sẽ kéo dài bao lâu? Ở đâu? Lịch trình ra sao?

Mời khách

Kiểm tra lịch của bạn để chắc chắn rằng bạn không lên kế hoạch cho các hoạt động khác cùng lúc như trò chơi bóng đá của con bạn hoặc những bài học piano. Hãy chắc chắn rằng bạn đã viết ra tên của mỗi khách mời, vì vậy bạn biết có bao nhiêu ghế và bao nhiêu thức ăn, tất cả mọi thứ mà bạn sẽ cần. Chú ý hãy thông báo cho khách mời thời gian bắt đầu và kết thúc bữa tiệc, địa chỉ.

Mua đồ trang trí

hãy dựa  vào nội dung của bữa tiệc để lựa chọn cho mình những đồ trang trí thích hợp nhất.

Lập kế hoạch một số trò chơi

Đây gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các bậc cha mẹ, nhưng bạn có thể thay thế các trò chơi thủ công như thuê một nghệ sĩ, tuy nhiên hãy để cho trẻ có khoảng thời gian tham gia vào các trò chơi vui nhộn và bổ ích với bạn bè của anh.

Một bữa tiệc với tinh thần tương tác cao

Thay vì đem lại cho trẻ một túi đồ chơi nhỏ hãy làm cho trẻ ủng hộ mình! Những đứa trẻ sẽ cảm thấy vui hơn khi được tham gia chuẩn bị cùng bố mẹ. Chúng có thể tự thổi bóng bay và cùng bạn dọn dẹp nhà cửa trang trí ngôi nhà của mình trước khi bữa tiệc diễn ra.

Chuẩn bị đồ ăn

Hãy chuẩn bị cho bé yêu những món ăn khoái khẩu của chúng, nếu là tiệc ngọt nên chuẩn bị các đồ ăn không quá cầu kì và mát như hoa quả, thạch rau câu, bánh ngọt. Cho một bữa tiệc mặn, nếu thời tiết cho phép và bạn có một BBQ đầu bếp sẵn sàng, các bé sẽ rất thích xúc xích nướng và bánh mì kẹp thịt.

Chuẩn bị đồ uống

Bạn có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả, nước chanh những thứ đồ uống nhẹ nhàng và bổ dưỡng thay vì những loại đồ uống có ga.
Như vậy, to chuc su kien tiệc sinh nhật cho bé không còn là điều đáng ngại đối với mỗi gia đình. Chúc các bạn có những bữa tiệc sinh nhật thật vui vẻ và ý nghĩa cho các bé yêu của mình.


Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh

Năm nào cũng vậy, cứ đến quý 4 của năm là tiệc cưới nở rộ. Nhiều đôi uyên ương chọn tháng 12 để tổ chức đám cưới. Tháng 12 cũng có 1 ngày thật đặc biệt, đó là ngày lễ giáng sinh. Vậy, nên tổ chức tiệc cưới như thế nào để mang cả âm hưởng của lễ giáng sinh ? Là công ty tổ chức sự kiện với nhiều năm kinh nghiệm. Hoàng Gia Event sẽ cung cấp cho quý vị những bí quyết để đưa không khí giáng sinh vào tiệc cưới !

Dịp Giáng sinh cuối năm là dịp nhiều cô dâu chú rể tổ chức cưới, vì vậy những màu sắc đặc trưng của ngày lễ thường được uyên ương ưa thích để chọn trang trí đám cưới, trong đó có màu đỏ kẻ caro. Cá tính, độc đáo nhưng vẫn phảng phất nét cổ điển là đặc điểm mà họa tiết caro mang lại.Ở hầu hết mọi chi tiết như thiệp cưới, bánh cưới hay các chi tiết trang trí đều có thể mang sắc caro ấn tượng.
Khi trang trí đám cưới, các phụ kiện kẻ sọc, điểm xuyết trong đám cưới sẽ làm bữa tiệc của cô dâu chú rể thêm đặc biệt. Tuy nhiên, bạn không nên phủ toàn bộ đám cưới bằng àu kẻ caro, mà cần tinh tế, khéo léo kết hợp caro cùng những màu sắc khác. 
Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 1

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 2

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 3

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 4

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 5

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 6

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 7

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 8

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 9

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 10

Tổ chức tiệc cưới với không khí Giáng sinh 11

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

9 công việc giúp ích cho chuẩn bị cưới

9 công việc giúp ích cho chuẩn bị cưới
Khi bắt đầu nghĩ tới việc tổ chức đám cưới, nhiều cô dâu chú rể chia sẻ không biết bắt đầu từ đâu để tìm được ý tưởng trang trí, tổ chức, kịch bản cho đám cưới. Một số uyên ương lại có quá nhiều sáng kiến mà không biết nên kết hợp hay chọn lọc chúng như thế nào. Trang TheKnot đã đưa ra 9 bí quyết giúp các cặp đôi phác họa ý tưởng phù hợp với đám cưới.
1. Ghi lại và sắp xếp ý tưởng khoa học
Cô dâu chú rể không nên để những ý tưởng mới lướt qua đầu mà không ghi lại vì những suy nghĩ thường dễ bị lãng quên. Bạn cần có một quyển sổ để ghi lại những ý tưởng lạ, sáng tạo mà bạn sưu tầm được. Bạn có thể ghi vào máy tính, điện thoại hoặc ghi vào những tờ giấy nhắc việc để bạn có thể dễ dàng tìm lại chúng.
2. Tìm nguồn cảm hứng từ nhiều nơi
Trên các website về tổ chức đám cưới có nhiều gợi ý cho đám cưới, từ cách phối màu, trang trí tới việc sắp đặt những đồ vật xinh xắn trong đám cưới. Uyên ương có thể tham khảo cách lên ý tưởng cho nhiều đám cưới khác nhau hoặc nhờ tới sự tư vấn của bạn bè hoặc những người đã tổ chức một đám cưới ấn tượng, độc đáo.
3. Chọn màu sắc và phong cách chủ đạo
Để có được ý tưởng thực tế nhất và không mất nhiều công tìm kiếm các chi tiết,cô dâu chú rể nên thống nhất và định hình trước xem hai người muốn tổ chức đám cưới theo phong cách và màu sắc nào. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn ý tưởng phù hợp.
4. Gạn lọc ý tưởng hay và bỏ qua chi tiết thừa
Khi tham khảo mọi thứ không có nghĩa là cô dâu chú rể phải áp dụng tất cả những điều đó trong đám cưới của mình. Bạn nên chọn những thứ cần thiết, phù hợp nhất với phong cách và màu sắc đưa ra, để đám cưới không rối rắm mà lại tiết kiệm được chi phí tổ chức.
5. Chọn vật trang trí theo đôi, cặp
Đám cưới sẽ trở nên ngọt ngào và tràn ngập hạnh phúc khi có những bức tượng cô dâu chú rể bên nhau hay đôi gấu bông xinh xắn đặt ở bàn đón khách. Những cặp đồ đôi khi được dùng trang trí đám cưới sẽ khiến không gian tiệc thêm lãng mạn, phù hợp với ý nghĩa gắn bó bên nhau của đám cưới.
6. Nắm rõ địa điểm và thời gian tổ chức tiệc
Việc biết rõ không gian hội trường tổ chức tiệc cưới và thời điểm sẽ giúp cô dâu chú rể thực tế hơn khi lên ý tưởng. Nếu tổ chức trong không gian chật thì một sân khấu lớn và chiếc thảm đỏ trải rộng lối đi là chi tiết không hợp lý hoặc nếu đám cưới diễn ra vào mùa đông thì không thể chọn hoa trang trí là những loại hoa mùa hè.
7. Chọn chi tiết thiết thực và có thể tái sử dụng
Cô dâu chú rể nên chọn những đồ trang trí như gấu bông, khung tranh hoặc các đồ vật có thể giữ lại để trang trí cho ngôi nhà xinh xắn sau này, hoặc bạn có thể thay hoa tươi bằng một số chậu cây nhỏ có thể trồng được trong nhà, như vậy vừa thiết thực vừa tiết kiệm chi phí.
8. Tìm kiếm các phụ kiện cần thiết từ sớm
Cô dâu chú rể đừng nên để gần đến đám cưới mới bắt đầu đi mua đồ trang trí vì như vậy công việc chuẩn bị sẽ bị dồn dập và có thể không được như ý. Trước đám cưới khoảng 3 - 5 tháng, bạn nên nghĩ tới việc sắm sửa cho đám cưới. Những phụ kiện có thể chuẩn bị trước như phông, backdrop chụp ảnh, các loại hoa giả, phụ kiện trang trí ở bàn đón tiếp... Khi thấy những đồ vật phù hợp cho đám cưới, bạn có thể mua trước và giữ chúng tới ngày cưới.
9. Cùng lên ý tưởng với người bạn đời
Cô dâu chú rể nên cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới. Hai người có thể tự tìm kiếm ý tưởng độc lập, sau đó chia sẻ cùng nhau, chọn ra những chi tiết hợp lý để sử dụng trong đám cưới. Cách làm việc này vừa vận dụng được sự sáng tạo của cả hai, lại khiến cặp đôi gắn bó, có nhiều kỷ niệm trong hành trình chuẩn bị cưới.

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành quan hệ công chúng

Người được đào tạo PR có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ các cơ quan Chính phủ đến các tổ chức Phi chính phủ, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài, tổ chức xã hội, tổ chức dân sự, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, công ty truyền thông… Bất cứ một cơ quan tổ chức nào cũng có nhu cầu nhân lực về Quan hệ Công chúng.

Những nhiệm vụ chính của nhân viên PR

Lập kế hoạch: PR luôn gắn với các chiến dịch quảng bá được lên kế hoạch cẩn thận.

Viết báo, biên tập văn bản đặc thù: Để làm tốt nghề PR, bạn chắc chắn cần phải có kĩ năng viết tốt để có thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như viết thông cáo báo chí, bài phân tích, bài diễn văn, báo cáo, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông khác v.v..

Quan hệ với giới truyền thông: Nghề PR phải làm việc nhiều với nhà báo, để liên tục cung cấp thông tin về tổ chức của mình.

Tổ chức sự kiện: Thực hiện các chiến dịch quảng bá, chiến dịch PR cho công ty của mình hoặc cho đối tác, khách hàng.

Người phát ngôn/Đại diện phát ngôn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả các hoạt động trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kĩ và có đánh giá tổng kết kinh nghiệm.


Xử lí các thông tin bất lợi, giải quyết các vấn đề thông tin ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp

Sinh viên ngành PR sau khi ra trường có thể xin việc tại:

Các cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức xã hội

Các tổ chức chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước

Các viện nghiên cứu, các trường CĐ, ĐH

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

Quản lý khách mời trong sự kiện

Một sự kiện thành công là một sự kết hợp chặt chẽ và đồng bộ của nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, quản lý người đến tham dự là một khâu vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi người tổ chức phải có khả năng tổ chức, hoạch định và xử lý tình huống tốt. Và để tăng tối đa hiệu quả, bạn nên chú ý đến những vấn đề dưới đây.

Xác định số lượng khách tham gia

Nếu công ty bạn là đơn vị đứng ra tổ chức sự kiện theo đơn đặt hàng của khách hàng, sau khi nhận được danh sách khách mời từ khách hàng bạn nên yêu cầu khách hàng phối hợp để làm việc trên danh sách ấy. Phân chia việc gửi thư mời và gọi điện thoại xác nhận tham dự là bước cơ bản. Có những sự kiện khách hàng của bạn sẽ mời nhưng cũng có một số sự kiện, đơn vị tổ chức sự kiện sẽ đảm nhận luôn phần việc này. Sau khi liên hệ với khách mời, bạn sẽ có một danh sách ban đầu với tương đối chính xác số lượng khách mời. Và trong suốt thời gian chuẩn bị, bạn nên thường xuyên liên hệ với khách hàng để  cập nhật tình trạng khách mời, danh sách chính thức tốt nhất nên được gút lại trước khi sự kiện diễn ra khoảng hai ngày.

Điều tiết tốt việc check in

Phía trước nơi diễn ra sự kiện thường được đặt khoảng hai đến bốn bàn với các PG làm nhiệm vụ check in cho khách tham dự. Trong những sự kiện có sự tham gia của các khách mời VIP hoặc các cơ quan truyền thông, bạn nên sắp xếp một bàn riêng để check in cho những đối tượng trên, vì đây là những nhân vật cần được quan tâm nhiều hơn. Ngoài ra, nên có thêm ít nhất hai PG đứng phía trước để điều tiết khách mời vào bàn check in, tránh được tình trạng khách đến vào cùng một lúc. Ngoài ra, một số sự kiện sẽ đặt nhiều bàn check in với chức năng khác nhau, ví dụ bàn ghi danh lấy thông tin, bàn cài hoa lên áo, bàn tặng quà door gift…mục đích để phân tán mỏng lượng khách mời.

Tổ chức sự kiện là gì ?

 Đảm bảo khách tham gia sự kiện an toàn

Thông thường những sự kiện được tổ chức tại những phòng hội nghị hoặc những địa điểm chuyên tổ chức hội nghị thì việc sắp xếp và đảm bảo trật tự trong suốt sự kiện là điều khá đơn giản. Nhưng nếu theo yêu cầu của khách hàng, bạn phải xây dựng một buổi giới thiệu sản phẩm hay cảm ơn khách hàng trong một khuôn viên của một quán bar thì điều này không hề đơn giản. Các quán bar hiện nay có diện tích không lớn, ánh sáng lại mờ, không gian chập hẹp và đặc biệt là cách bố trí ghế ngồi không như một sự kiện thông thường, nên nếu số lượng đến quá đông, bạn phải bố trí thêm người để bảo vệ những khu vực “nóng” này. Và một điều quan trọng là bạn phải thiết kế một đường đi nhỏ giữa các khu vực để khi khách được mời lên tham gia các hoạt động hoặc trò chơi có thể dễ dàng di chuyển. Đặc biệt lối đi dẫn ra cửa thoát hiểm hoặc cửa ra vào luôn phải thông thoáng để nếu có bất kỳ sự cố nào thì khách của bạn cũng sẽ được an toàn rời khỏi đó.

Trao quà away gift và kết thúc sự kiện trong trật tự

Nếu là sự kiện hội nghị, gala thông thường thì cũng không có nhiều mối lo lắng về an ninh sau sự kiện.  Nếu có phát quà Gift away thì cần chú ý số quà nên vượt ít nhất là khoảng một nửa số lượng khách tham dự. Một mẹo để không bị thất thoát quà tặng cũng không lo không phát quà kịp cho khách là phân bổ các PG đứng thành hàng, người phát quà, một hàng khác đứng sau lưng chuyền quà lên trên và trao tận tay cho khách mời.

Nhưng với những sự kiện cộng đồng với nhiều khách tham dự thì đây là một vấn đề đáng để lưu tâm. Sau khi sự kiện kết thúc, hầu hết các khách tham dự đều sẽ ùa ra cửa về cùng một lúc nên để quản lý khách về trong trật tự sẽ rất phức tạp. Đây là thời điểm dễ xảy ra chen lấn, thuận tiện cho những kẻ có mục đích xấu hoạt động. Cần huy động toàn bộ lực lượng bảo vệ tập trung ra ngoài hỗ trợ về mặt an ninh. Lưu ý là cần đảm bảo sẽ không có ai được đi ngược vào trong ở thời điểm này. Phân làn khách mời và phân làn ở nơi gửi xe cũng là một cách để hạn chế số lượng người đổ ra quá lớn, khó kiểm soát.

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Khó dễ nghề PR

Theo quan niệm của không ít người, đặc thù cơ bản của nghề PR - Đối Ngoại chỉ là ăn ngon và mặc đẹp. Nhưng để là một chuyên viên PR thực sự, bạn cần phải đầu tư rất nhiều về mọi mặt và ở mọi nơi để trở thành một người nhanh nhạy,có thể phản ứng trong mọi môi trường. Ngoài ra, bạn cũng phải là một người biết lắng nghe.

Nghề PR luôn đòi hỏi ở bạn sự năng động, chỉn chu, tinh tế và lịch thiệp. Nhưng đằng sau ánh hào quang đó, luôn ẩn chứa những mặt trái nhiều cay đắng và nhạy cảm.

Chuyên viên PR sẽ là những phát ngôn viên truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng. Không như các ngành nghề khác, thời gian làm việc của các chuyên viên PR không cố định. Bạn phụ thuộc vào thời gian của đối tác, có khi bạn phải đi gặp đối tác ký hợp đồng lúc nửa đêm là chuyện rất bình thường, vì họ từ nước ngoài đến và chỉ có 5 đến 6 tiếng tại Việt Nam để trao đổi. Đối với người độc thân, hay ngay cả đối với các bạn đã kết hôn, luôn cần sự cảm thông của những người xung quanh.

quan hệ công chúng là gì

Ngoài những kỹ năng về giao tiếp, một chuyên viên PR cũng phải biết cách quản lý rủi ro, không chỉ cho bản thân mà ngay từng cá nhân trong công ty. Bạn đừng nghĩ, PR là đối ngoại, chỉ có nhiệm vụ mang hình ảnh công ty đến cộng đồng, ngược lại, chuyên viên PR cũng chính là đối nội, người mang những suy nghĩ và đánh giá từ bên ngoài về công ty của bạn.
Khi được đề cập đến yếu tố nào sẽ được nhắm đến trong quá trình tìm kiếm chuyên viên PR, theo bà Đường Thu Hương thì “PR cũng là nhân sự nên bản chất con người vẫn là yếu tố nhắm đến đầu tiên. Đó là một con người có cá tính, đôi khi nghề PR không cần người nói nhiều, mà cần người nói đúng. Kế tiếp sẽ xét đến tố chất PR của ứng viên đó ngay từ cách ứng xử giao tiếp trong quá trình phỏng vấn. Điều cuối cùng tối muốn tìm đó là một nhân viên “ngoan” hơn là một nhân viên giỏi. “Ngoan” ở đây chính là lễ phép và tố chất con người tốt”.

Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Kỹ năng giới thiệu sản phẩm mới ra ngoài thị trường

1. Giới thiệu sản phẩm mới phù hợp với khách hàng tiềm năng của bạn

Một trong những lỗi phổ biến nhất mà mọi người hay mắc phải là khi bàn bạc về sản phẩm/dịch vụ đưa ra giới thiệu chung. Họ thường đưa ra những thông điệp chung như nhau trong những lần giới thiệu và hy vọng rằng nội dung nào đó sẽ tạo sức hút đối với khách hàng tiềm năng.

Việc bàn bạc lựa chọn giới thiệu sản phẩm mới phải phù hợp với từng người; thay đổi để đưa ra những điểm đặc thù và độc đáo với những khách hàng cụ thể.
 

2. Tạo ra mối liên hệ giữa sản phẩm / dịch vụ của bạn với khách hàng tiềm năng

Trước khi giới thiệu sản phẩm mới / dịch vụ cho một khách hàng tiềm năng, bạn cần lựa chọn và chuẩn bị mẫu sản phẩm. Nên nhớ xác định và khuếch trương những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm, chứ không phải là những đặc điểm của sản phẩm. Cho khách hàng biết rõ cái mà họ sẽ được hưởng khi sử dụng sản phẩm của bạn.

3. Đi vào trọng tâm

Trong thời buổi các doanh nhân quá bận rộn nên khó chấp nhận nghe những lời giới thiệu sản phẩm mới dài dòng. Cần xác định rõ đâu là những điểm then chốt cần cho khách hàng biết.

4. Tạo sự sống động

Đa số những giới thiệu sản phẩm mới tỏ ra nhàm chán và thiếu trí tưởng tượng. Nếu bạn thật sự muốn nổi trội trong vô số sản phẩm được giới thiệu, hãy cố cách giới thiệu sản phẩm mới một cách lôi cuốn và đầy sinh lực. Sử dụng giọng nói hiệu quả hơn với những âm điệu uyển chuyển. Lỗi chung khi giới thiệu sản phẩm mới là sử dụng giọng nói rất giống nhau đối với mọi sản phẩm và giọng điệu đều đều, không thu hút được sự chú ý.

Chủ Nhật, 8 tháng 12, 2013

Thiết lập mục tiêu tổ chức sự kiện

Mục tiêu tổ chức sự kiện là một điều vô cùng quan trọng, nhưng đây là một việc làm thường bị bỏ quên. Những cuốn sách kinh doanh đều cho bạn một mục tiêu rằng :  đặt mục tiêu là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm bạn và event của mình khác biệt so với những sự kiện khác. Bằng việc thiết lập mục tiêu, bạn sẽ có thể tập trung vào kết quả mong muốn của sự kiện một cách rõ ràng hơn.

Đó là lý do vì sao các event manager luôn luôn đặt câu hỏi rằng: “Tại sao lại có sự kiện này?” Một khi đã có những lý do rõ ràng cho việc tổ chức sự kiện, bạn có thể sử dụng chúng vào việc lập mục tiêu tổ chức event. Những mục tiêu này sẽ kiểm soát cái bạn đang làm, và sẽ đảm bảo rằng bạn biết làm thế nào để đến nơi bạn định đến.
Nhưng không phải chỉ riêng bạn, điều quan trọng là tất cả thành viên trong team của bạn, những nhà thầu, nhà cung cấp cũng phải biết lý do để tổ chức sự kiện và cái mà bạn đang cố gắng để đạt được. Có mục tiêu làm event sẽ giúp định hình rõ ràng và chính xác những việc cần làm Mục tiêu là công cụ hữu dụng nhất cho việc đánh giá.
Nếu bạn muốn đo lường hiệu suất công việc của bạn, điều đó chỉ có thể thực hiện khi đầu tiên bạn đã lập mục tiêu. Nếu bạn không có mục tiêu thì bạn sẽ so sánh bằng cái gì đây? Bởi vì sau mỗi event bạn có thể quay lại xem xét chúng, thay đổi chúng phù hợp cho những event sau này, như vậy thì bạn, event của bạn và công ty của bạn mới có thể tiếp tục phát triển.
Mục tiêu là đích đến của mỗi sự kiện Lập mục tiêu tổ chức event thường được xem là phí thời gian, đặc biệt là trong một lĩnh vực phát triển, thay đổi nhanh, năng động và sáng tạo như tổ chức sự kiện. Tuy nhiên, những mục tiêu này sẽ giúp event của bạn chạy đúng đường ray.
Mỗi lần bạn đạt đến một đoạn đường chéo trong quá trình hoạch định event, mỗi lần bạn nghĩ ra một ý tưởng mới hay một gợi ý mới, bạn nên tự hỏi “Nó có phù hợp mới mục tiêu của sự kiện không?” Nếu hoạt động hay ý tưởng mới đó có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tổ chức sự kiện của mình, điều đó sẽ thật tuyệt, nhưng nếu không, vấn đề sẽ là gì?
Nếu bạn chấp nhận mọi ý tưởng hay gợi ý nào mà không có sự kiểm tra, rà soát lại, bạn sẽ gặp phải rủi ro là sự kiện của bạn sẽ là một tập hợp nhiều những hoạt động khác nhau hơn là một dòng chảy sự kiện đơn lẻ có tính liên tục và kết hợp chặt chẽ.
Mục tiêu là động lực thúc đẩy event team làm việc Khi đặt mục tiêu, hãy nhớ rằng đó là động lực của cả team. Và một khi mục tiêu đã được đặt ra thì bạn nên đảm bảo rằng chúng được truyền đạt đến tất cả những người tham gia quy trình lập kế hoạch và quản lý của sự kiện.
Điều này sẽ giúp những người trong tổ chức của bạn giữ tập trung và không xoay ra khỏi những lý do chính để tổ chức sự kiện. Lập mục tiêu cho những mảng công việc khác nhau sẽ cung cấp một bản đồ đường đi tới một sự kiện thành công.
Trong suốt quá trình lập kế hoạch, bạn có thể xem nhanh phần công việc nào cần được tập trung hơn (ví dụ doanh số bán vé thấp có nghĩa cần tập trung hơn vào vé) hay phần việc nào gần với mục tiêu hơn. Một khi một mục tiêu đã đạt được, một mục tiêu mới cần được thiết lập ngay sau đó để duy trì tốc độ và động lực của team tổ chức sự kiện.
Thành công của một event trong tương lai: Khi bạn cố gắng đánh giá những event của mình, bạn sẽ đo lường sự thành công đó dựa vào những mục tiêu đã được thiết lập, nếu không có bất kỳ mục tiêu nào, làm sao bạn có thể đo lường đây? Những mục tiêu này có thể áp dụng cho cá nhân, cho đội ngũ quản lý sự kiện, cho sự kiện hoặc cho các doanh nghiệp.
Ví dụ, bạn có thể lập mục tiêu tổ chức event là bán được 100 vé. Nếu chỉ có 90 vé được bán thì bạn đã thất bại trong việc đạt mục tiêu và bạn cần phải họp tổng kết tìm hiểu lý do tại sao. Nếu bạn bán 110 vé thì bạn đã vượt mục tiêu, nhưng vẫn phải họp nhóm để tìm ra nguyên nhân.
Một khi event kết thúc, bạn nên xem lại và đánh giá các mục tiêu tổ chức sự kiện đặt ra trước đây. Khi đó sự chênh lệch giữa hiệu suất của bạn và những mục tiêu này sẽ cho thấy bạn đã làm như thế nào và bạn đã muốn làm như thế nào. Sẽ chưa đủ nếu như bạn chỉ xem điều bạn đã làm được và chưa làm được đáp ứng mục tiêu hay không, mà bạn còn phải xem xét lý do tại sao vì ở đây bạn có thể học được những bài học để hướng tới tương lai.
Những lý do hợp lý nên được xem xét cẩn thận và lưu ý cho các event tương tự tiếp theo. Nếu bỏ qua điều này, rủi ro sẽ là các sự kiện, các nhân viên hoặc công ty sẽ tiếp tục mắc phải, không bao giờ sửa được lỗi đó, từ năm này qua năm khác, từ sự kiện này qua sự kiện khác.

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Những câu nói đối phổ biến nhất của Event Marketting

Tổ chức sự kiện là một ngành cần nhiều nhân tài và sáng tạo nhất. Nhân sự trong lĩnh vực này cần có một đầu óc nhanh nhạy. Cái họ quan tâm nhất đó là doanh số bán vé. Với một khoảng thời gian khá ngắn ngủi, vài người gần như không thể chịu nổi áp lực đó. Một người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp phải là một nhân vật có khả năng kiềm chế tất cả những áp lực đó với sự trung thực toàn vẹn.

Dưới đây là 10 câu nói dối phổ biến của ngành Tổ chức sự kiện.

”Số lượng có hạn” – hạn chế về không gian

Thực tế thì nó không phải vậy! Thường thì con người sẽ tạo ra một sự hạn chế hay khan hiếm nhất định nào đó. Đây là một trong hành động diễn ra thường xuyên nhất trong ngành tổ chức sự kiện.
Trong một số tình huống điều đó là có thật, tuy nhiên lại có một số trường hợp hi hữu, khách hàng mua vé và đến một không gian mà người ta thường nói là “vắng như chùa bà Đanh”.
Hạn chế về không gian luôn là câu dùng để câu khách hiệu quả và được nhiều người chọn, sử dụng “số lượng ghế ngồi có hạn” như một thông điệp tiếp thị cho sự kiện thì có vẻ như có một điều đáng ngờ đang xảy ra.

 “Vé đang được tiêu thụ nhanh chóng”

Nếu bạn nhận được một lá thư thông báo rằng giá vé đang đẩy lên cao vì số lượng bán ra với tốc độ chóng mặt thì hãy suy nghĩ kỹ lại nhé. Bởi vì chúng tôi thường nghĩ chiêu trò này cốt ý cũng chỉ để mong lấp đầy những ghế còn trống thôi.
Đây cũng có thể là một bằng chứng cho chiêu trò PR yếu kém rẻ tiền mà thôi. Nếu vé thật sự đang được tiêu thụ nhanh như vậy, hãy làm nổi bật những lợi ích mà khách hàng nhận được khi tham gia. Đó là một chiến lược khôn ngoan và ít nhất là trung thực hơn!

Hạn chế về thời gian đăng ký

Có lẽ các bạn đã quen với sự phát triển của công nghệ và sự nhanh chóng mà công nghệ mang đến. Nếu như bạn mua vé ngay từ những ngày đầu vé phát hành, bạn nên quay trở lại website và theo dõi giá vé vào ngày trước khi sự kiện xảy ra. Và điều làm chúng ta bực mình có lẽ là vì giá vé đôi khi còn thấp hơn phân nửa so với vé của những ngày đầu. Điều đó là vì vé không được phân bổ đồng đều vì thế nếu sự kiện đó mang tính trào lưu, hãy đợi đến khi có giá vé thực sự tốt, bạn sẽ không hối tiếc đâu.

Chỉ có trên Facebook

Nếu một sự kiện truyền thông trên mạng xã hội mang tính chiến lược liên quan đến việc giảm giá vé diễn ra trên các mạng xã hội cụ thể, tôi nghĩ chúng ta có thể chấp nhận nó.
Tuy nhiên, nó sẽ không như chúng ta nghĩ, điều tôi thường thấy chỉ toàn những lời dối trá và ừ, đôi khi là gấp đôi ấy chứ.
Đầu tiên, nếu dịch vụ sự kiện chỉ cung cấp trên Facebook thì đừng nên cung cấp cùng 1 dịch vụ sự kiện ấy một lần nữa cho Twitter.Thứ hai, dịch vụ và sự kiện ấy sẽ không được cung cấp trên bất kỳ kênh tiếp thị nào khác.

“Event của chúng tôi đạt…”

Dường như lời nói dối này vượt xa cả cách thức “thổi phồng” mà ta thường thấy trong giới kinh doanh và truyền thông. Và ta thường bắt gặp nó khi một nhà tổ chức sự kiện muốn làm “hoa mắt” những nhà tài trợ.
Tuy nhiên đó không phải là không bao giờ có những sự kiện có phạm vi rộng lớn như vậy, nhưng trên thực tế thì rất ít.
Những trường hợp còn lại, những nhà tổ chức sự kiện chỉ cần mua một danh sách khách hàng gửi thư cá nhân ngẫu nhiên – những khách hàng mà theo tôi là hoàn toàn không liên quan và cũng không hề có chút quan tâm nào đến sự kiện đó. Đó là một danh sách khách mời hoàn toàn vô nghĩa.
Điều này làm tôi nhớ đến và gần như có thể so sánh với những kẻ luôn luôn tự hào rằng mình có đến gần một triệu thành viên follower trên Twitter hay facebook. Nhưng bạn biết không, con số đó chắc chỉ toàn chương trình ảo và account giả mà thôi.

Sự kiện mang tính tương tác cao

Nếu bạn đưa ra những câu quảng cáo này cho event của mình  thì tôi xin cảnh báo bạn rằng 10 phút của mục Hỏi & Trả lời trước khi kết thúc sự kiện 50 phút thì chắc chắn không thể gọi là một chương trình mang tính tương tác đâu nhé.
 Khái niệm tương tác được một cộng đồng đông đảo các nhà thiết kế sự kiện tài ba lập ra nhằm nghiên cứu cách mọi người tiếp xúc, kết nối với nhau như thế nào trong một sự kiện events. Từ đó nâng cao trải nghiệm tương tác một cách trực tiếp của khách hàng cũng như tạo sự thành công cho sự kiện.
 Trước khi sử dụng những từ như “tương tác” tốt nhất bạn nên nghiên cứu thật kỹ đi nhé!

Event lớn nhất trong lĩnh vực…

Chắc có lẽ bạn có đủ tinh ý để nhận ra đâu là sự kiện lớn nhất trong ngành của mình mà không cần những nhà tổ chức sự kiện phải trưng bảng hiệu thông báo.
 Bạn có thể để ý đến một góc đặt biệt được đánh dấu hoa thị sau câu tuyên bố ấy, đó chính là lời lý giải cho cái mà họ muốn nói đến.Chúng tôi không muốn đánh giá nhiều nhưng thường thì những sự kiện này chỉ chú ý đến độ lớn của không gian và độ hoành tráng mà không hề chú ý đến giá trị thực sự của khách tham dự. Dễ lý giải vì không khách hàng nào hứng thú chăng ?!

“Chỉ dành cho thành viên”

Cứ cho là như vậy đi nhé cho đến khi họ thật sự theo sát những quy tắc ấy. Nhưng chắc là không rồi nếu như họ lại tiếp tục áp dụng một khoảng phí dành cho người ngoài và hoàn toàn đi ngược lại lời tuyên bố đầu. Nếu bạn phát hiện được những sự kiện như vậy, bạn nên nhận ra rằng họ đang cố gắng nắm bắt bạn trong chiêu bài tiếp thị của họ nhé.

 “Tham gia để trở thành một chuyên gia”

Đây là lý do thường khiến bạn đắn đo khi tham gia một sự kiện nào đó có liên quan đến kỹ năng và học thuật. Nhưng bạn cần nhớ rằng sự kiện sẽ luôn bị giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định, một cuộc hội thảo chỉ trong nửa giờ hay thậm chí vài giờ nhưng hứa hẹn đủ điều thì chắc chỉ là thổi phồng mà thôi.


Sự kiện có tính kết nối và tương tác với đối tác và khách hàng tiềm năng
Sự kiện mang tính kết nối luôn là một công cụ bán vé tuyệt vời cho những người tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Tuy nhiên nếu như không có một nỗ lực kết nối doanh nghiệp và khách hàng từ người quản lý thì chắc chắn một lời nói dối đã được thực hiện. Các chuyên gia tổ chức sự kiện chuyên nghiệp nên cung cấp khả năng kết nối thực tế cho người tham dự, để khách hàng tự xoay sở mọi việc với khả năng kết nối của mình thì không công bằng chút nào.
Một thực tế cho thấy có rất nhiều khách hàng muốn thực hiện kinh doanh tuy nhiên đó thể là một người hướng nội hay những người không biết phải bắt đầu từ đâu. Bất kỳ một tuyên bố nào về lợi ích của việc kết nối doanh nghiệp nhưng đều do khách tham dự chủ động thì câu nói đó cũng chỉ là một câu nói sặc mùi tiếp thị.

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Việc quảng cáo trực tuyến giúp cho khách hàng có thể mua hàng từ các sản phẩm quảng cáo online trên website. Vậy quảng cáo trực tuyến có những ưu điểm gì ?

Khả năng nhắm chọn

Nhà quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm chọn mới. Họ có thể nhắm vào các công ty, các quốc gia hay khu vực địa lý cũng như họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để làm cơ sở cho tiếp thị trực tiếp. Họ cũng có thể dựa vào sở thích cá nhân và hành vi của người tiêu dùng để nhắm vào đối tượng thích hợp.

Khả năng theo dõi

Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâm của những khách hàng triển vọng. Ví dụ, một hãng sản xuất xe hơi có thể theo dõi hành vi của người sử dụng qua site của họ và xác định xem có nhiều người quan tâm đến quảng cáo của họ hay không?

Các nhà quảng cáo cũng có thể xác định được hiệu quả của một quảng cáo (thông qua số lần quảng cáo được nhấn, số người mua sản phẩm, và số lần tiến hành quảng cáo,…) nhưng điều này rất khó thực hiện đối với kiểu quảng cáo truyền thống như trên tivi, báo chí và bảng thông báo.

Tính linh hoạt và khả năng phân phối

Một quảng cáo trên mạng được truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm. Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo có thể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào. Nhà quảng cáo có thể theo dõi tiến độ quảng cáo hàng ngày, xem xét hiệu quả quảng cáo ở tuần đầu tiên và có thể thay thế quảng cáo ở tuần thứ hai nếu cần thiết. Điều này khác hẳn kiểu quảng cáo trên báo chí, chỉ có thể thay đổi quảng cáo khi có đợt xuất bản mới, hay quảng cáo tivi với mức chi phí rất cao cho việc thay đổi quảng cáo thường xuyên.

Tính tương tác

Mục tiêu của nhà quảng cáo là gắn khách hàng triển vọng với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ. Điều này có thể thực hiện hiệu quả trên mạng, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm, kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua. Ví dụ, một quảng cáo cho phần mềm máy tính có thể đưa khách hàng tới nơi trưng bày sản phẩm để lấy thông tin và kiểm tra trực tiếp. Nếu khách hàng thích phần mềm đó, họ có thể mua trực tiếp. Không có loại hình thông tin đại chúng nào lại có thể dẫn khách hàng từ lúc tìm hiểu thông tin đến khi mua sản phẩm mà không gặp trở ngại nào như mạng Internet.

Ngoài ra Quảng cáo trực tuyến còn có một ưu điểm khác đó là chi phí rẻ hơn quảng cáo trên báo giấy và trên truyền hình rất nhiều.

Công ty tổ chức sự kiện tại Hà Nội - Hoàng Gia Event - dịch vụ tổ chức sự kiện hàng đầu Việt Nam

Bài viết liên quan :


Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More