Người được đào tạo PR có thể làm việc ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau từ các cơ quan Chính phủ đến các tổ chức Phi chính phủ, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp tư nhân, nước ngoài, tổ chức xã hội, tổ chức dân sự, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, công ty truyền thông… Bất cứ một cơ quan tổ chức nào cũng có nhu cầu nhân lực về Quan hệ Công chúng.
Những nhiệm vụ chính của nhân viên PR
Lập kế hoạch: PR luôn gắn với
các chiến dịch quảng bá được lên kế hoạch cẩn thận.
Viết báo, biên tập văn bản đặc
thù: Để làm tốt nghề PR, bạn chắc chắn cần phải có kĩ năng viết tốt để có
thể thông thạo nhiều hình thức viết khác nhau như viết thông cáo báo chí, bài
phân tích, bài diễn văn, báo cáo, bản tin nội bộ, các tài liệu truyền thông
khác v.v..
Quan hệ với giới truyền thông:
Nghề PR phải làm việc nhiều với nhà báo, để liên tục cung cấp thông tin về tổ
chức của mình.
Tổ chức sự kiện: Thực hiện
các chiến dịch quảng bá, chiến dịch PR cho công ty của mình hoặc cho đối tác,
khách hàng.
Người phát ngôn/Đại diện
phát ngôn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
Nghiên cứu, đánh giá: Tất cả
các hoạt động trên chỉ thực hiện được khi được nghiên cứu kĩ và có đánh giá tổng
kết kinh nghiệm.
Xử lí các thông tin bất lợi,
giải quyết các vấn đề thông tin ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp
Sinh viên ngành PR sau khi ra trường có thể xin việc tại:
Các cơ quan, tập đoàn, doanh nghiệp,
tổ chức xã hội
Các tổ chức chính phủ
Các tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước
Các viện nghiên cứu, các trường
CĐ, ĐH
0 nhận xét:
Đăng nhận xét